Sunday, July 29, 2007

Đường Tăng
Tác giả: Trương Quốc Dũng

Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.

Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rẽ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.

Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.

Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai ? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma ?

Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẻ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đệ tử đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như không ngủ.

Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.

Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người". -- Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất -- "Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa".

Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc".

Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm".

Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăn trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi ! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoan tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta ? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".

Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi".

Đường về. Qua sông. Thiên sứ cười và chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.

Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.


*Truyện ngắn này được trao giải nhất do bán nguyệt san Thế Giới Mới tổ chức năm 1994.

Thursday, July 19, 2007

BỨC TRANH "BẮC KINH 2008" HAY "VÁN BÀI CHÍNH TRỊ" TRUNG - NGA - NHẬT - MỸ - ĐÀI



Bức sơn dầu "Bắc Kinh 2008" của họa sỹ Lưu Dật - Hoa kiều tại Toronto, Canada - đã từng được triển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (嘉德, Gad or Zad), Trung Quốc đã gây được nhiều sự chú ý của người xem và được kênh truyền hình CNN của Mỹ đưa tin.

Nội dung của "Beijing-2008" là một nhóm thiếu nữ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật đang chơi một ván bài truyền thống của Trung Quốc - mạt chược. Trong đó tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật siêu thực hiện đại cũng như gây sự chú ý trong con mắt người xem, tiềm ẩn trong đó là những vấn đề chính trị phức tạp thú vị mà không phải bất cứ ai cũng có thể lãnh hội ngay được.

Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau :

1. Bối cảnh : Ngoài bờ biển Thái Bình Dương đen đặc mây vần vũ, âm u bão tố... như cục diện eo biển đài Loan rối ren đầy bão tố.

2. Trung tâm bức tranh : Bốn mỹ nữ đang triển khai ván bài mạt chược. Một cô đứng ngoài ngóng vào.

Bờ biển là bên bờ Đông Á, bốn bên là bốn nước lớn đang tranh nhau ván bài, mỗi bên đều có kế sách và toan tính riêng của mình. Đài Loan ngóng đợi.

3. Thế cục ván bài : Hai em tóc vàng và hai em tóc đen. Trên dưới đối xứng cân bằng : Trung - Mỹ đối đầu, Nga - Nhật vào vai phụ, Trung - Mỹ có được có mất, thế cục cân bằng, Nhật thảm bại...

4. Y phục : Thể hiện rõ vai trò và thế cục của từng bên, trong ván bài ai thua phải cởi dần váy áo...

Phía Mỹ áo vẫn chỉnh tề nhưng bên dưới thì lạnh toát --> là kẻ chỉ mạnh về hình thức, không có căn bản. Trung Quốc cởi trần nhưng vẫn mặc quần --> nền tảng chắc chắn. Nga vẫn còn cái để giữ, còn cần quan tâm đến các bên. Nhật đã sạch bong --> là kẻ lót đường.

5. Tâm trạng và tiểu xảo của các thần bài : Trung Quốc quay lưng không thấy mặt nhưng xem ra là người quan tâm đến thế cục nhất, đang giữ thế "Đông Phong".

Mỹ quan sát Đài Loan để định giá và theo dõi nội tình của liên minh Trung Quốc và Nga.

Nga đang có con "Tướng Công", âm thầm gạ gẫm Mỹ nhưng lại "đi đêm" với Trung, xem ra đằng nào cũng có lợi.

Nhật tự mãn với thế bài của mình dù liên tục thua và cởi áo...

6. Đài Loan : Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ván bài nên vô cùng chăm chú, cầm dao thủ thế giữ lợi ích "hoa quả" của mình... Vẫn mang yếm truyền thống nhưng lại "cởi quần" ủng hộ Mỹ --> thể hiện rõ xu thế và lựa chọn của mình.

Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một game truyền thống của Trung Hoa là mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21.

Cách giải thích thứ nhất cho rằng : Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.

Thứ hai : Phong cảnh sau cửa sổ ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những "ông lớn", trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.

Thế cục ván mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.

Trên bức họa này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, đẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.

Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hóa của Trung Quốc.

Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.

Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét : Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là "Đông" (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang "đi đêm", và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.

Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang "đi đêm" với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.

Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với "nhỏ" này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.

Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây : người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây "học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng"?

Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung - Mỹ Nhật - Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.

Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài - Loan - Quốc (điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hòa, dân tộc và phát triển).

Nhìn tình huống trên bức tranh "Bắc Kinh 2008" thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.

Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng, giữ cái quần của mình bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng tiểu xảo.

Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc - Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.

Saturday, July 14, 2007

Lạc Thần Phú




Bài Lạc Thần Phú nổi tiếng của Tào Thực tả mối tình với Chân thị. Chân thị nguyên là con dâu Viên Thiệu, sau khi Tào Tháo phá Ký Châu thì đem gả cho Tào Phi, mặc dù Tào Thực cũng xin được lấy nàng. Về sau Phi trúng gian kế của Quách phi mà bức tử Chân hậu, nhưng rồi ân hận, nên đem tặng Thực chiếc gối của Chân hậu. Tào Thực dạo chơi bên dòng sông Lạc rồi nghỉ đêm tại đó, ôm gối nằm mộng thấy Chân thị, tỉnh giấc làm ra bài phú này, tả giấc mơ gặp nữ thần sông Lạc. Với sự tưởng tượng thần kỳ và từ chương hoa lệ, tình cảm tha thiết chân thành, bài phú trở thành một kiệt tác tình yêu trong văn học Trung Quốc.


Lạc Thần Phú
Nguyên tác Tào Thực

Hoàng Sơ tam niên, dư triều kinh sư, hoàn tế Lạc xuyên. Cổ nhân hữu ngôn, tư thủy chi thần, danh viết Mật Phi. Cảm Tống Ngọc đối Sở Vương thần nữ chi sự, toại tác tư phú. Kỳ từ viết:

Dư tòng kinh thành, ngôn quy đông phiên. Bối Y Quyết, việt Hoàn Viên, kinh thông cốc, lăng Cảnh Sơn. Nhật ký tây khinh, xa đãi mã phiền. Nhĩ nãi thuế giá hồ hành cao, mạt tứ hồ chi điền, dung dữ hồ dương lâm, lưu miện hồ Lạc xuyên. Vu thị tinh di thần hãi, hốt yên tư tán. Phú tắc mạt sát, ngưỡng dĩ thù quán, đổ nhất lệ nhân, vu nham chi bạn. Nãi viện ngự giả nhi cáo chi viết: “Nhĩ hữu địch vu bỉ giả hồ? Bỉ hà nhân tư? Nhược thử chi diễm dã!”

Ngự giả đối viết: “Thần văn hà Lạc chi thần, danh viết Mật Phi. Nhiên tắc quân vương sở kiến, vô nãi nhật hồ? Kỳ trạng nhược hà? Thần nguyện văn chi.”

Dư cáo chi viết: “Kỳ hình dã, phiên nhược kinh hồng, uyển nhược du long. Vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tùng. Phảng phất hề nhược khinh vân chi tê nguyệt, phiêu phiêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết. Viễn nhi vọng chi, kiểu nhược thái dương thăng triều hà; bách nhi sát chi, chước nhược phù cừ xuất lộc ba. Nùng tiêm đắc trung, tu đoản hợp độ. Kiên nhược tước thành, yêu như ước tố. Diên cảnh tú hạng, hạo chất trình lộ. Phương trạch vô gia, duyên hoa phất ngự. Vân kế nga nga, tu mi liên quyên. Đan thần ngoại lãng, hạo xỉ nội tiên, minh mâu thiện lai, yểm phụ thừa quyền. Côi tư diễm dật, nghi tĩnh thể nhàn. Như tình xước thái, mị vu ngữ ngôn. Kỳ phục khoáng thế, cốt tượng ứng đồ. Phi la y chi thôi sán hề, nhị dao bích chi hoa cư. Đái kim thúy chi thủ sức, xuyết minh châu dĩ diệu khu. Tiễn viễn du chi văn lý, duệ vụ tiêu chi khinh cư. Vi u lan chi phương ái hề, bộ trì trù vu sơn ngung. Vu thị hốt yên túng thể, dĩ ngao dĩ hi. Tả ỷ thái mao, hữu ấm quế kỳ. Nhưỡng hạo uyển vu thần hử hề, thái thoan lai chi huyền chi. Dư tình duyệt kỳ thục mỹ hề, tâm chấn đãng nhi bất di. Vô lương mai dĩ tiếp hoan hề, thác vi ba nhi thông từ. Nguyện thành tố chi tiên đạt hề, giải ngọc bội dĩ yếu chi. Ta giai nhân chi tín tu, khang tập lễ nhi minh thi. Kháng quỳnh dĩ hòa dư hề, chỉ tiềm uyên nhi vi kỳ. Chấp quyến quyến chi khoản thực hề, cụ tư linh chi ngã khi. Cảm Giao Phủ chi khí ngôn hề, trướng do dự nhi hồ nghi. Thu hòa nhan nhi tĩnh chí hề, thân lễ phòng dĩ tự trì. Vu thị Lạc linh cảm yên, tỉ ỷ phảng hoàng, thần quang li hợp, tác âm tác dương. Tủng khinh khu dĩ hạc lập, nhược tướng phi nhi vị tường. Tiễn tiêu đồ chi hữu liệt, bộ hành bạc nhi lưu phương. Siêu trường ngâm dĩ vĩnh mộ hề, thanh ai lệ nhi di trường. Nhĩ nãi chúng linh tạp tháp, mệnh trù khiếu lữ, hoặc hí thanh lưu, hoặc tường thần chử, hoặc thái minh châu, hoặc thập thúy vũ. Tòng nam Tương chi nhị phi, huề Hán tân chi du nữ. Thán bào qua chi vô thất hề, vịnh khiên ngưu chi độc xứ. Dương khinh chi y mĩ hề, ế tu tụ dĩ diên. Hưu tấn phi phù, phiêu hốt nhược thần, lăng ba vi bộ, la miệt sinh trần. Động vô thường tắc, nhược nguy nhược an. Tiến chỉ nan kỳ, nhược vãng nhược hoàn. Chuyển miện lưu tinh, quang nhuận ngọc nhan. Hàm từ vị thổ, khí nhược u lan. Hoa dung a na, lệnh ngã vong san. Vu thị bình ế thu phong, xuyên hậu tĩnh ba. Phùng di minh cổ, Nữ Oa thanh ca. Đằng văn ngư dĩ cảnh thặng, minh ngọc loan dĩ giai thệ. Lục long nghiễm kỳ tề thủ, tải vân xa chi dung duệ, kình nghê dũng nhi giái cốc, thủy cầm tường nhi vi vệ. Vu thị việt bắc. Quá nam cương, hu tố lĩnh, hồi thanh dương, động chu thần dĩ từ ngôn, trần giao tiếp chi đại cương. Hận nhân thần chi đạo thù hề, oán thịnh niên chi mạc đương. Kháng la mệ dĩ yểm thế hề, lệ lưu khâm chi lãng lãng. Điệu lương hội chi vĩnh tuyệt hề. Ai nhất thệ nhi dị hương. Vô vi tình dĩ hiệu ái hề, hiến Giang Nam chi minh ngọc. Tuy tiềm xứ vu thái dương, trường ký tâm vu quân vương. Hốt bất ngộ kỳ sở xá, trướng thần tiêu nhi tê quang. Vu thị bối hạ lăng cao, túc vãng thần lưu, di tình tưởng tượng, cố vọng hoài sầu. Ký linh thể chi phục hình, ngự khinh châu nhi thượng tố. Phù trường xuyên nhi vong phản, tư miên miên đốc. Dạ cảnh cảnh nhi bất mị, triêm phồn sương nhi chí thử. Mệnh bộc phu nhi tựu giá, ngô tướng quy hồ đông lộ. Lãm phi bí dĩ kháng sách, trướng bàn hoàn nhi bất năng khứ.


Dịch văn:

Năm thứ ba Hoàng Sơ, ta đến kinh sư triều bái thiên tử, lúc trở về đi qua Lạc Thủy. Theo truyền thuyết, tên của vị thần linh ở Lạc Thủy này là Phục Phi, nguyên là tiểu nữ của Phục Hy Đế (tức Thái Hạo) lúc chơi đùa ở Lạc Thủy bị chết đuối, sau khi chết được phong làm thần của Lạc Thủy. Vì thế nên câu chuyện viên tướng của Sở Vương là Tống Ngọc ngộ kiến thần nữ được viết thành “Thần Nữ Phú”, ta cũng đem chuyện của chính mình đã trải qua mà viết lại như vầy:

Ta từ kinh thành trở về phong ấp ở phương đông (Quyền Thành). Vòng bên Y Quyết Sơn, vượt qua Hoàn Viên Sơn, lại đi xuyên Thông Cốc để lên Cảnh Sơn. Lúc này, mặt trời đã xuống phía tây, xa mã đều đã mệt mỏi. Vì vậy nên xe dừng lại trên bãi cỏ thơm bên bờ sông, cho ngựa thả rong ăn cỏ uống nước. Ta thả bộ chầm chậm nhàn nhã trong rừng cây thưa, phóng tầm mắt thưởng thức cảnh sắc mỹ lệ của Lạc Thủy. Bỗng nhiên ta cảm thấy tâm thần chấn động, tâm tình như đang thả trôi về phương xa. Vừa ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một cảnh tượng kỳ dị, có một nữ tử đẹp tựa thiên tiên đang ở ven núi bên cạnh. Ta vội kéo tên tùy tùng lại hỏi: “Ngươi có nhìn thấy cô gái kia không? Nàng là ai? Thật là quá đẹp!” tùy tùng đáp: “Thần nghe nói thần linh của Lạc Thủy gọi là Phục Phi, vậy quân vương nhìn thấy ắt là nàng ta? Tướng mạo nàng như thế nào? Thần rất muốn nghe.”

Ta nói: “Thần thái nàng khinh doanh nhu mỹ tựa như chỉ cần động nhẹ cũng khiến nàng phiên phiên bay lên như hồng nhạn, thân hình nàng kiện mỹ nhu khúc như du long đằng không hỷ hí; dung nhan sáng lạng giống hoa cúc mùa thu nở rộ, nét thanh xuân phồn thịnh như thanh tùng mùa xuân xanh tươi; bước đi như có như không tựa mây thưa nhè nhẹ bao quanh minh nguyệt, hình tượng phiêu đãng bất định như gió thổi làm tuyết hoa cuốn lên; nhìn xa xa, trong sáng khiết bạch giống như thái dương từ trong sóng nước đang dần lên cao, đến gần xem thì thật là minh lệ diệu nhãn như hoa hà đang đứng trên mặt nước hồ trong suốt; vai đẹp như được vót, eo được thắt một sợi lụa trắng mềm mại, cổ nhỏ dài, làn da trắng nhạt ẩn ẩn hiển lộ; không cần nước hoa, không cần son phấn; búi tóc phất phơ cao cao, đôi lông mày dài dài uốn khúc; hàm răng trắng tinh hiện sau đôi môi; đôi mắt sáng trong đa tư thật quyến rũ, hai lún đồng tiền ẩn hiện trên hai gò má. Tư thái kỳ mỹ, minh diễm cao nhã, nghi dung an tịnh, thần thái nhàn thục, nhu thuận khoan hòa duyên dáng, dùng lời nói thật khó mà hình dung được. Cách ăn mặc của nàng nhân gian thật hiếm thấy, cốt cách tướng mạo như tiên nữ trong tranh; y phục của nàng may bằng lụa mỏng sáng đẹp, đeo đôi hoa tai được điêu khắc từ ngọc đẹp; trang sức làm bằng hoàng kim phối phỉ thúy, dung mạo mỹ lệ sáng ngời như hy thế minh châu; nàng mang một đôi hài thêu hoa tinh mỹ, đang bồi hồi rảo bước bên dườn núi, tung tăng nhảy nhót, vừa đi vừa nô đùa; mặt trái có cờ màu ở bên cạnh, mặt phải có lộng quế chi che bóng. Nàng đang cuộn tay áo, để cánh tay trắng ngần ngập vào trong Lạc Thủy khiến cho nước sông trở nên đen đúa.

Ta đã ái mộ sâu sắc sự hiền thục và diễm lệ của nàng, tâm tình trôi dạt, buồn bã không vui. Khổ nỗi không có người mai mối đi truyền đạt lòng ái mộ của ta, phải dùng ánh mắt chứa chan tình cảm để biểu lộ tấm lòng, hy vọng tình cảm tha thiết của ta có thể biểu đạt với nàng trước người khác, ta muốn đem ngọc bội đeo bên lưng tặng nàng làm vật thề hẹn. Nàng thật quá hoàn mỹ, không những biết giữ lễ nghĩa mà còn thông hiểu thi ca, nàng đưa mỹ ngọc lên để đáp trả lại ta, chỉ vào đầm nước ước định kỳ hẹn gặp mặt. Trong lòng ta tràn đầy sự yêu thương chân thành, chỉ sợ vị thần đẹp đẽ đang lừa dối; truyền thuyết từng có hai vị thần nữ ở bên bờ Hán Thủy tặng bạch ngọc cho Trịnh Giao Phủ ước định chung thân, nhưng rồi phản bội lời thề, ngoảnh mặt đã không còn gặp lại, vì vậy nên ta do dự bán tín bán nghi, nét mặt nghiêm nghị nhưng lòng đầy sự hoan hỷ, trấn định tình tự, buộc mình phải nghiêm thủ lễ nghi giữa nam và nữ để tự khống chế lấy mình.

Do vậy nên Lạc Thần cảm động, luẩn quẩn bồi hồi, ngũ sắc thần quang thoắt ẩn thoắt hiện hốt minh hốt ám, tung thân khinh linh nhẹ nhàng như tiên hạc muốn bay đi mà vẫn còn lưu luyến. Nàng bồi hồi giữa khóm hương Thục Lan trên con đường nhỏ đang tỏa hương không ngừng bay lên không trung, rồi cất giọng ngâm nga quyến luyến, thanh âm bi ai thê lương ngân vang không ngắt. Chẳng lâu sau, các thần linh gọi nhau tụ lại, có vị nhảy nhót trong dòng nước sông trong vắt, có vị bay lượng trên bãi cát Lạc Thần thường du, có vị ở dưới đáy sông nhặt minh châu, có vị nhặt những sợi lông vũ đẹp đẽ bên bờ sông. Lạc Thần có Nga Hoàng, Nữ Anh ở Tương Thủy, nữ thần ở Hán Thủy theo bên cạnh bầu bạn, than thở cho sự cô đơn lẻ loi của Bào Qua Tinh, đồng tình với Khiên Ngưu Tinh sống một mình trong cảnh tĩnh mịch. Nàng đưa tay lên, dùng tay áo che ánh nắng mặt trời để tầm mắt ngắm được xa thêm, phần thân áo trên nhè nhẹ phiêu động theo gió. Cử động của nàng nhẹ nhàng như một con phi điểu, phiêu dật như thần, thâm bất khả trắc; cất từng bước nhỏ trên mặt nước, dưới chân nàng nở ra từng làn nước mềm mại; hành tung bất định, buồn vui không tỏ, tiến thoái nan liệu, muốn đi nhưng vẫn còn đứng lại, ánh mắt nhu tình lưu động, thần thái phi dương, gương mặt hữu tình thật kiều lệ, dường như nàng có rất nhiều lời muốn nói chứa trong miệng, hơi thở ngạt ngào hương lan; hoa dung nguyệt mạo của nàng lôi cuốn quyến rũ khiến ta không còn biết ta đang ở đâu. Lúc này, phong thần ngưng thổi gió, thủy thần dừng khởi sóng, thần ty âm dương gõ vang tiếng trống trời, Nữ Oa cất cao giọng hát trong trẻo; cá chép xúm lại vây quanh cỗ xe, sáu con rồng tề đầu tịnh tiến, kéo xe mây chầm chậm mà đi; kình ngạc tranh nhau nhảy đến bảo hộ cỗ xe, thủy điểu dương cánh bay qua bay lại như con thoi để hộ vệ. Vì vậy, Lạc Thần vượt qua quần đảo nhỏ, vòng qua eo núi phía nam, nàng quay đầu lại dùng ánh mắt thanh tú mỹ lệ nhìn ta, đôi môi mấp máy, chầm chậm nói những lễ tiết cương thường không thể không phân li, thống hận cảnh ngộ bất đồng của thần và người, rồi nàng đưa tay lên dùng tay áo gạt lệ, nước mắt lại cuồn cuộn tuôn trào thấm ướt cả y thường; cuộc gặp gỡ mỹ hảo vĩnh viễn đoạn tuyệt một cách thương tâm, ai oán; từ đây biệt li đất trời mỗi ngã. Không có tín vật biểu thị ái tình có thể tặng nhau, nàng liền đem chiếc ngọc hoàn danh quý của Giang Nam tặng cho ta, “tuy ẩn cư nơi thiên giới, thiếp vẫn sẽ thường nhớ đến quân vương …” còn chưa dứt lời thì bóng dáng chợt đã biến mất, thần quang tiêu độn.

Do đó, ta trèo đèo vượt núi, thượng hạ truy tung, mong tìm được dấu chân Lạc Thần lưu lại. Lạc Thần đã đi, tình cảnh vẫn còn, tìm khắp bốn phương. Ta trông mong hình bóng Lạc Thần lại xuất hiện, vì vậy ta ngồi thuyền nhỏ ngược xuôi dòng nước, phiêu bạc trên Trường Giang không muốn trở về, tư niệm liên miên bất tuyệt, lòng tư mộ lại càng nồng nhiệt. Đêm khuya, tâm thần bất an, không thể ngủ được, sương đêm dày đặc thấm ướt y thường cho đến khi trời sáng. Không chờ được nữa, phải lệnh cho bộc phu khởi giá tiếp tục quy trình. Ta nắm chặt dây cương, giơ roi quất ngựa, vẫn đứng tại nơi cũ, không nỡ rời đi.

Quảng Châu, ngày 14 tháng 06 năm 2006
HSV đóng dấu ký nhận bản quyền


洛神賦
曹植

黃初三年
余朝京師
還濟洛川
古人有言
斯水之臣
名曰宓妃
感宋玉對楚王神女之事
遂作斯賦
其詞曰

余從京域
言歸東藩
背伊闕
越轘轅
經通谷
陵景山

日既西傾
車殆馬煩
爾乃稅駕乎蘅皋
秣駟乎芝田

容與平陽林
流眄乎洛川

於是精移神駭
忽焉思散
俯則未察
仰以殊觀
睹一麗人
于巖之畔

乃援御者而告之曰
爾有覿於彼者乎
彼何人斯
若此之豔也?
御者對曰
臣聞河洛之神
名曰宓妃
然則君王所見
無乃是乎?
其狀若何?
臣願聞之

余告之曰
其形也
翩若驚鴻
婉若游龍
榮曜秋菊
華茂春松

彷彿兮若輕雲之蔽月
飄颻兮若流風之迴雪

遠而望之
皎若太陽升朝霞
迫而察之
灼若芙蕖出淥波

襛纖得衷
修短合度
肩若削成
腰如約素
延頸秀項
皓質呈露

芳澤無加
鉛華弗御
雲髻峨峨
修眉聯娟
丹唇外朗
皓齒內鮮

明眸善睞
靨輔承權
瓖姿豔逸
儀靜體閑
柔情綽態
媚於語言

奇服曠世
骨像應圖
披羅衣之璀燦兮
珥瑤碧之華琚

載金翠之首飾
綴明珠以耀軀
踐遠遊之文履
曳霧綃之輕裾

微幽蘭之芳藹兮
步踟躕之山隅
於是忽焉縱體
以遨以嬉

左倚采旄
右蔭桂旗
攘皓腕於神滸兮
采湍瀨之玄芝

余情悅其淑美兮
心振蕩而不怡
無良媒以接歡兮
託微波而通辭

願誠素之先達兮
解玉佩以要之
嗟佳人之信修
羌習禮而明詩

抗瓊珶以和予兮
指潛淵而為期
報眷眷之款實兮
懼斯靈之我欺

感交甫之棄言兮
悵猶豫而狐疑
收和顏而靜志兮
申禮防以自持

於是洛靈感焉
徙倚傍偟
神光離合
乍陰乍陽

竦輕軀以鶴立
若將飛而未翔
踐椒塗之郁烈
步蘅薄而流芳

超長吟以永慕兮
聲哀厲而彌長

爾乃眾靈雜遝
命儔嘯侶
或戲清流
或翔神渚
或采明珠
或拾翠羽

從南湘之二妃
攜漢濱之游女
歎匏瓜之無匹兮
詠牽牛之獨處

揚清褂之猗靡兮
翳修袖以延佇

體迅飛鳧
飄忽若神
陵波微步
羅襪生塵
動無常則
若危若安

進止難期
若往若還
轉眄流精
光閏玉顏
含辭未吐
氣若幽蘭

華容婀娜
令我忘餐
於是屏翳收風
川后靜波
憑夷鳴鼓
女媧清歌

騰文魚以警乘
鳴玉鸞以偕逝
六龍儼其齊首
載雲車之容裔

鯨鯢踊而夾轂
水禽翔而為衛

於是越北沚
過南岡
紆素嶺
迴清陽

動朱唇以徐言
陳交接之大綱
恨人神之道殊兮
怨盛年之莫當

抗羅袂以掩涕兮
浪流襟之浪浪
悼良會之永絕兮
哀一逝而異鄉

無微情以效愛兮
獻江南之明璫
雖潛處於太陰
長寄心於君王

忽不悟其中所舍
悵神宵而蔽光

於是背下陵高
足往神留
遺情想像
顧望懷愁

冀靈體之復形
御輕舟而上溯
浮長川而忘反
思綿綿而增慕

夜耿耿而不寐
霑露霜而至曙
命僕夫而就駕
吾將歸乎東路

攬騑轡以抗策
悵盤桓而不能去

Thursday, July 5, 2007

Trang tử




Tích giả
Trang Chu mộng vi hồ điệp
Hủ hủ nhiên hồ điệp dã
Tự du thích chí dư
Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư
Hồ điệp chi mộng vi Chu dư
Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phận hĩ
Thử chi vị vật hoá.
(Tề vật luận)