Thursday, February 19, 2009

ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA (TRẦN TỬ NGANG - 陳子昂)



登幽州臺哥

Đăng U Châu đài ca

Bài hát lên đài U Châu (Người dịch: Tương Như)

前不見古人,
後不見來賈。
念天地之悠悠,
獨愴然而涕下。

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế há.

Ngưòi trước chẳng thấy ai
Người sau thì chưa thấy
Gẫm trời đất thật vô cùng
Một mình tuôn dòng lệ.

2 comments:

HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC - Mọi thông tin đóng góp ý kiến xây dựng xin gửi: Email: khoinguyenduong@gmail.com hoặc gọi điện thoại số 0938568788 said...

Có gia đình mới có gia tộc, nhiều gia tộc hợp thành làng, nhiều làng xã hợp thành nước. Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam coi trọng chữ đức. Đức còn có đức nhân, tức là giữ đạo làm người (nhân dã giả nhân dã). Làm người còn phải có đức nghĩa:
"Quân tử dĩ nghĩa vi chất"
(Người quân tử phải giữ điều nghĩa)
Cổ nhân còn giáo huấn đạo làm người phải giữ lễ, có trí, giữ gìn chữ tín, lòng trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Đối với gia đình gia tộc phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Lịch sử nhân lọai, nhất là lịch sử phương Đông có biết bao tấm gương "hiếu hạnh". Công chức Thiều Dương, thứ nữ của Thượng Hòang Thái Tôn, nghe tin cha mất khóc đến chảy máu mắt rồi qua đời (1277). Đầu thế kỷ XIX ở Phượng Cần, Quỳnh Lưu Nghệ An có Lê Trình hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Có lần Mẹ bị bệnh cần phải có dạ dày con nhím mới chữa khỏi, Trình liền vào rừng để tìm kiếm và vào đền Bạch Y cầu khẩn, mới bắc được nhím đem về chữa bệnh cho Mẹ. Cha của Lê Trình bị quân cướp biển bắt và buộc phải nộp 150 lạng bạc mới tha. Lê trình dốc hết gia sản chỉ được 90 lạng nên chúng địng giết ông. Lê Trình khóc lóc xin được chết thay cha. Bọn giặc thấy vậy động lòng thương, tha cho ông không lấy tiền bạc gì cả.
Người xưa đã lấy việc hiếu để răn dạy đời:
"Hiếu thuận hòan sinh hiếu thuận tử"
(Người hiếu thuận ắt sinh con hiếu thuận)
Do vậy việc thờ cúng tổ tiên, ông bà cũng như cha mẹ và người thân trong nhà, trong họ được mọi người chú ý. Mọi người cũng xác định quan hệ họ tộc là mật thiết. Có tổ tiên mới có ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ và cha mẹ sinh thành ra mình. Công sinh thành dưỡng dục lớn lao không kể xiết, mà dân gian đã đúc kết thành lời ru.
Công cha như nùi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Do vậy mà khi cha mẹ qua đời, con cháu phải lo tang ma chu đáo. Đây là một điều lễ theo lễ trời, một phép tắc của người.
Theo sách "Thọ mai gia lễ" của Hồ Sỹ Tân, đỗ Tiến sĩ năm 1721, làm quan Thị Chế Viện Hàn Lâm thì phàm con người ta muốn giữ điều hiếu cùng cha mẹ, còn phải đối với anh em sao cho khỏi mếch lòng. Ông đưa lời Thánh nhân dạy: "Việc lễ cốt lấy chữ hòa làm quý", và "Việc lễ là xa xỉ tốn kém, nên tang chế cần tiết kiệm và cũng tùy thời thôi". Đạo làm con phải giữ điều này, tránh xảy ra việc bất hòa, cũng như sau tang ma phải bán đất, bán nhà vong gia bại sản.
Xưa đã có nhiều người vì quá nặng chữ hiếu nên sau khi tang ma gia đình khánh kiệt. Nhiều quan lại có việc đại tang phải cáo quan về nhà phục tang ba năm, sau đó mới tiếp tục ra làm quan khiến sản nghiệp cũng như sự nghiệp bị giảm sút, thậm chí bị thất cơ lỡ vận. Ngày nay, việc tang ma đã cải tiến, chế độ phục tang đã cải tiến cho hợp thời, tránh được những lễ phục phiền hà không cần thiết. Nhưng việc thờ cúng, lập ban thờ tổ tiên, ban thờ mới nhất để giữ lấy "đức nghĩa" của đạo người, đạo làm con vẫn được bảo tồn.
Phan Kế Bính viết trong sách "Việt Nam phong tục" "Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa của người".
Ở Việt Nam, một số người theo đạo Thiên Chúa không thiết lập bàn thờ tổ tiên như bên lương, nhưng các ngày kỷ niệm họ đến trước ban thờ Chúa cầu nguyện cho Tổ Tiên mình. Gần đây giáo dân cũng đã có sự hòa nhập với lương dân, có nơi đã gặp ban thờ Tổ Tiên, thậm chí còn đi lễ chùa, lễ đền như lương dân. Đây là điều chứng minh sự tôn trọng cội nguồn dân tộc. Tín ngưỡng, đạo giáo nào cũng không thể làm mất đi bản chất, đạo lý của dân tộc.

HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC - Mọi thông tin đóng góp ý kiến xây dựng xin gửi: Email: khoinguyenduong@gmail.com hoặc gọi điện thoại số 0938568788 said...

Cổ nhân còn giáo huấn đạo làm người phải giữ lễ, có trí, giữ gìn chữ tín, lòng trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Đối với gia đình gia tộc phải lấy chữ hiếu làm đầu.